Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Hoa bồ công anh - Ảnh tư liệu

Tại Hoa Kỳ, nhiều người xem bồ công anh là thần dược có tác dụng điều trị bệnh sưng loét bao tử, ung độc, đặc biệt là ung thư vú. Ở nước ta, bồ công anh mọc hoang dại ở các vùng như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa và cũng được trồng để lấy lá làm thuốc.
Bồ công anh còn chứa nhiều chất sắt tương đương trong rau dền, hàm lượng vitamin A cao gấp bốn lần rau diếp và rất giàu các nguyên tố vi lượng như manhê, potassium, calcium, sodium và nhất là vitamin C, B. Ngoài ra bồ công anh còn chứa protein, chất béo, tinh bột...
Theo y học cổ truyền, một số dược tính của bồ công anh như sau:
1. Chống loãng xương: hàm lượng manhê cao trong bồ công anh rất tốt cho những bệnh nhân loãng xương, còi xương. Xay lá ở dạng nước ép (khoảng 100gr lá tươi) phối hợp với cà rốt hoặc củ cải, uống mỗi ngày rất hiệu quả.
2. Chữa rối loạn gan mật: Phối hợp với cải xà lách xoong chế thành một loại nước ép, sẽ rất hiệu quả và giúp gan mật hoạt động bình thường. Các bệnh nhân đau gan, vàng da có thể sử dụng thường xuyên dạng nước ép hoặc dạng trà được bào chế sẵn.
3Chữa suy nhược cơ thể: Bồ công anh có tác dụng nâng đỡ và tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chữa suy nhược, biếng ăn. Nó còn có tính lọc máu, tẩy độc cho cơ thể và làm gia tăng sức đề kháng.
4Chữa các rối loạn trên hệ bài tiết: toàn cây bồ công anh được chế biến thành một loại trà, uống mỗi ngày làm gia tăng lượng nước tiểu bài tiết.
5. Chữa mụn cóc: cắt ngang phần gốc của cây và lấy chất dịch tiết ra từ cây bôi lên chỗ mụn cóc, 2-3 lần mỗi ngày, sẽ thấy hiệu quả.
6. Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: phụ nữ sau khi sinh bị viêm tuyến vú gây đau nhức dữ dội, dùng lá sắc lấy nước uống. Liều dùng hằng ngày 20-40g lá tươi hoặc 10-15g lá khô. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như hạ khô thảo, thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống. Nên phối hợp uống trong và giã nát đắp ngoài thì rất hiệu quả.
7. Chữa các chứng viêm loét: bồ công anh còn chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa, ngừa ung thư nhờ tác dụng tăng cường thải độc cho gan. Mỗi ngày khoảng 20g, thêm hạ khô thảo, kim ngân hoa đồng lượng, sắc với 600ml nước, đun cạn còn 1/2, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Cách dùng
Làm rau ăn: lá bồ công anh hấp chín được sử dụng như một loại rau cải hay đem dùng tươi thay thế rau xà lách. Khi dùng nên dùng tay xé nhỏ lá tốt hơn là dùng dao cắt để giữ được mùi của lá.
Nấu canh hoặc chế biến thành món xúp chung với các loại rau khác như rau diếp, có mùi vị dễ chịu khi ăn.
Dạng trà: lá khô được bào chế thành trà hoặc làm nguyên liệu cho các loại thức uống khác.
DS LÊ KIM PHỤNG

0 nhận xét :

Đăng nhận xét