Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012


CÂY TUYẾT TÙNG

70% diện tích của nước Nhật là địa hình đồi núi. Rừng chiếm khoảng 67% tổng quỹ đất, trong đó, 20% là rừng tuyết tùng. Từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm là thời điểm tuyết tùng nở hoa.


Từ xưa, cây tuyết tùng là nguồn cung cấp gỗ quan trọng của người Nhật. Họ dùng nó để xây nhà, làm vật dụng, chất đốt trong sinh hoạt và sưởi ấm. Ngày nay, vai trò của gỗ tuyết tùng vẫn không thay đổi. Các cánh rừng tuyết tùng ở Nhật được chia ra thành từng khu và có người quản lí. Để có những thân gỗ tuyết tùng đẹp, chất lượng tốt, người quản lí phải chặt bỏ bớt cây xấu và tỉa cành để ánh nắng chan hòa khắp khu rừng.
tuyettung1 Cây tuyết tùng  – Phần 1
tuyettung2 Cây tuyết tùng  – Phần 1
Rừng cây tuyết tùng xuất hiện khắp nơi trên đất nước Nhật Bản
Vào những năm 1950, Nhật Bản đẩy mạnh trồng cây tuyết tùng. Chẳng bao lâu, những cánh rừng tuyết tùng non bạt ngàn bắt đầu xuất hiện, chúng tập trung chủ yếu ở những vùng có khí hậu ấm áp.
Nghề giữ rừng cũng được hình thành từ đây. Nhiệm vụ của những người giữ rừng là bảo vệ và chăm sóc rừng, đổi lại họ sẽ nhận được nguồn lợi từ rừng. Quá trình phát triển các khu rừng tuyết tùng đã giúp ngành lâm nghiệp Nhật Bản thừa khả năng cung ứng gỗ cho thị trường. Diện tích rừng tuyết tùng không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, nó lại nảy sinh một vấn đề y tế – xã hội ở Nhật: căn bệnh dị ứng liên quan đến phấn hoa tuyết tùng.
Những chùm hoa tuyết tùng chứa một khối lượng phấn hoa khổng lồ. Khi những đợt gió mạnh thổi qua, phấn hoa tuyết tùng bị cuốn theo, hòa lẫn trong không khí và trở thành nguyên nhân gây ra chứng dị ứng phấn hoa cho nhiều người. Phấn hoa tuyết tùng là thủ phạm của các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi và nghẹt mũi khó thở. Các triệu chứng trên xuất hiện khi virus hoặc các yếu tố môi trường khác xâm nhập vào cơ thể của những người quá mẫn cảm qua đường hô hấp mũi và miệng. Dị ứng phấn hoa, tuy không gây tử vong, nhưng từ lâu, nó đã trở thành căn bệnh theo mùa gây phiền toái cho nhiều người.
tuyettung3 Cây tuyết tùng  – Phần 1
Phấn hoa tuyết tùng gây ra căn bệnh dị ứng theo mùa phổ biến ở Nhật Bản
Năm 1964, lần đầu tiên Nhật Bản chính thức xác nhận căn bệnh dị ứng có liên quan trực tiếp đến phấn hoa tuyết tùng. Kể từ sau năm 1964, số bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng dị ứng phấn hoa tuyết tùng trên cả nước Nhật không ngừng gia tăng. Hiện nay, con số này ước tính khoảng 30 triệu người. Điều đó có nghĩa là cứ 4 người Nhật thì có 1 người bị dị ứng với phấn hoa tuyết tùng.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét