Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012


Ảnh hoa cúc dại nở vàng rực ở Hà Giang

Cuối thu, khi những vệt nắng vàng vẫn còn vương trên mọi ngả đường, khi những cánh đồng lúa chín vừa được gặt hái đầy bồ thóc, chúng tôi lại hối hả theo tiếng gọi 'Hà Giang' lên đường.



hg1-15-167713-1368316904_500x0.jpg


Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012


Bạch Quả – Thuốc Cho Người Cao Tuổi

Bạch Quả   Thuốc Cho Người Cao Tuổi
Kết quả nghiên cứu cho biết lá bạch quả có nhiều tác dụng khác nhau khi dùng điều trị bệnh ở người. Cao ginkgo biloba có tác dụng điều hòa mạch máu, giảm nhớt máu và ngưng kết hồng cầu, ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, ngăn chặn các gốc tự do và ổn định màng tế bào trong bệnh mạch máu não, sa sút trí tuệ, bồi bổ trí nhớ. Ginkgo biloba được dùng để điều trị giai đoạn sớm của bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, ù tai do mạch gây nên. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm ginkgo để điều trị bệnh mạch não, và sa sút trí tuệ đã cho biết sản phẫm làm từ ginkgo có thể làm khả quan hơn những triệu chứng của sa sút trí tuệ. Y học cổ truyền phương Đông còn dùng quả bạch quả làm thuốc tiêu đờm, chữa hen, trị khí hư, tiêu độc, sát trùng.

Tác dụng của hoa hòe

Hoa hòe vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, làm mát và cầm máu . Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh chảy máu như đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, băng huyết… Ngoài ra, hoa hoè còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
Tác dụng của hoa hòe
Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ hoa hòe

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012


Tác dụng của rau diếp cá

Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Rau diếp cá có rất nhiều công dụng mà cách sử dụng lại khá đơn giản. Hãy cùng khám phá tác dụng tuyệt vời của rau diếp cá
Tác dụng của rau diếp cá
  • Chữa bệnh trĩ: Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại dịt vào hậu môn.
  • Chữa táo bón: Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.

Linh Chi

Linh chi (tên khoa học: Ganoderma lucidum) có tác dụng tư bổ cường tráng. Germanium giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thụ ô xy tốt hơn. Lượng polysaccharid cao có trong Linh chi làm tăng sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gân, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Acid ganodermic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.
Linh Chi
Nấm Linh Chi
Tên thường gọi: Linh chi thảo, nấm Trường thọ.
Bộ phận dùng: Thể quả (Ganoderma Lucidum).

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012


Cà leo cây thuốc nam bảo vệ gan độc đáo

Gan là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Là tổng kho dự trữ và cung cấp năng lượng, một trung tâm chuyển hóa quyết định tình trạng sức khỏe của cơ thể (Glucid, Protein, Lipid, Vitamin đều được tổng hợp và dự trữ ở Gan). Một chức năng rất quan trọng của Gan đó là khử độc.


cây cà leo

Các nguyên nhân gây phá hủy tế bào gan do tiến trình viêm mãn tính như: Các siêu virus B, A, C, D, E và ký sinh trùng, rượu, các chất độc như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản bị cấm, thuốc…Nguyên nhân thường gặp nhất của xơ gan là rượu. Tất cả những người uống rượu nhiều và thường xuyên đều có nguy cơ bị xơ gan. Thời gian uống rượu càng lâu khả năng tổn thương tế bào gan và phát triển thành xơ gan càng cao.

Cây chó đẻ răng cưa có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay nhiều người gọi cây chó đẻ răng cưa là Chó đẻ thân xanh; Diệp hạ châu trắng.
                                                              Hình ảnh cây chó đẻ (Diệp hạ châu)
cay cho de cay cho de chua benh Cây chó đẻ răng cưa   Cây chó đẻ răng cưa sát trùng tiêu viêm
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây chó đẻ răng cưa: Cây chó đẻ răng cưa là cây thảo, cao 40cm, lá mỏng màu lục, mốc mặt dưới, mọc so le như một lá kép với nhiều lá chét. Hoa đơn, xanh nhạt, nhỏ. Quả nang hình cầu, đường kính khoảng 2mm, mọc thành hàng dọc cành nên có tên “Diệp hạ châu”, mọc dưới lá, mỗi quả có 3 mảnh vỏ, trong mỗi mảnh chứa 2 hạt nhỏ hình tam giác. Chó đẻ răng cưa mọc hoang dại khắp nơi trong các vùng, ven bờ ruộng, nương rẫy, chưa được gieo trồng.

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012


Dã Yên Thảo là cây thân cỏ, thường được trồng trong chậu để trang trí cho các khu vườn và là cây hàng năm. Phần lớn Dã Yên Thảo chúng ta trồng ngày nay là Dã Yên Thảo đã được lai tạo từ Petunia axillaris, Pentunia violacea và Pentunia inflata.
Dạ Yên Thảo đỏ
Dạ Yên Thảo đỏ


Dã Yên Thảo được chia thành 2 kiểu cây:

-Dã Yên Thảo kép: cây thân leo, hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính của hoa có thể lên tới 13 cm.

-Dã Yên Thảo đơn: cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có một lớp cánh (mulitflora), đường kính của hoa khoảng 5 – 7.5 cm, dễ trồng và ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ.

Tên khoa học Dahlia variablis Desf cùng họ cúc với các cây Hoa cúc trên và cây hoa Đồng tiền. Thước dược có nguồn gốc từ Mehicô nhập nội vào Tây Ban Nha năm 1789, lan ra Châu Âu qua Pháp rồi vào Việt Nam. Tên địa phương gốc là Chichipathi hay Aeocothi. Trong tên khoa học, chứ Dahlia là lấy tên nhà thực vật học Thụy Điển Dahl để đặt cho nó.Cây Aeocothi không đẹp, qua gần 300 năm chọn lọc và bồi dục nó mới được như ngày nay. Ta không nên nhầm nó với cây mộc thược dược, một loại danh hoa của Trung Quốc. Thân gỗ và thuộc 1 họ khọc, ở ta không trồng được.



Giống thược dược hiện có 5 nhóm:
- Thượt dược xương rồng (Dahlia Caetus) cánh hoa nhọn và cuốn .
- Thượt dược cánh dẹt.
- Thượt dược lai Dahlia Hybisty
- Thượt dược tổ ong (Dahlia Ponyron)
- Thượt dược lùn hay ntta lùn nhiều màu và sặc sỡ, chịu đựng thời tiết bất thuận, khỏe.